Chúng ta thường nói “Dễ như ăn kẹo” để nói về sự dễ dàng, đơn giản để hoàn thành một việc nào đó. Và đúng như vậy, ăn một viên kẹo là việc không hề khó mà ai cũng có thể làm được. Nhưng để sản xuất hình ảnh chỉn chu cho một sản phẩm liệu có thật sự “dễ như ăn kẹo”?

Công việc của một nhiếp ảnh gia không hẳn chỉ đơn thuần là cầm máy ảnh và chụp ảnh là đã có thể cho ra các sản phẩm chất lượng. Đặc biệt, đối với các nhiếp ảnh gia thương mại nói chung hay nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm nói riêng, để cho ra một bức hình sản phẩm chuẩn xác, rõ nét và đủ tiêu chuẩn dùng cho các mục đích quảng cáo, marketing, … cần cả một quá trình sản xuất với sự tham gia của cả một ekip; có thể gọi chung là sản xuất hình ảnh.

Tại sao là sản xuất hình ảnh chứ không đơn thuần là chụp ảnh?

Cũng giống như một viên kẹo, để đưa được thành phẩm cuối cùng đến tay khách hàng thì phía sau đó là công sức của biết bao nhiêu con người đã góp công nghiên cứu, sản xuất dựa trên những quy trình bắt buộc và tuân thủ nghiêm ngặt theo từng công đoạn khác nhau. Sản xuất hình ảnh cũng vậy, nhiếp ảnh thương mại (commercial photography) nói chung cũng như nhiếp ảnh chụp ảnh sản phẩm (product photography) nói riêng, nên được đi theo những quy trình cần và đủ mà đáng nhẽ nó nên có.

Vậy quy trình cần và đủ đó là gì?

Mỗi quy trình sản xuất hình ảnh sẽ có độ linh hoạt khác nhau tùy theo yêu cầu cũng như tính chất của công việc hoặc sản phẩm. Một quy trình cơ bản và đầy đủ của sản xuất hình ảnh bao gồm:

  1. Nhận yêu cầu từ khách hàng
  2. Lên báo giá
  3. Xây dựng ý tưởng, concept dựa trên yêu cầu của khách hàng
  4. Chuẩn bị props và dựng concept
  5. Chụp hình
  6. Hậu kỳ hình ảnh
1. Nhận yêu cầu và lên báo giá

Là 1 nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm, tôi thường hay nhận được email hỏi về việc chụp sản phẩm với những yêu cầu rất ngắn gọn và không cụ thể, đôi khi chỉ là những email vỏn vẹn vài câu và xin báo giá.

Báo giá chụp ảnh không đơn giản là đưa ra một con số vu vơ hay có thể có một bảng giá cố định để gửi cho khách hàng. Và lại càng khó hơn khi chỉ dựa trên những yêu cầu không rõ ràng. Bởi một set hình chụp ảnh sản phẩm chỉn chu sẽ không chỉ có phần công chụp ảnh của nhiếp ảnh gia, mà còn bao gồm nhiều chi phí khác.

Về vấn đề này, tôi xin chia sẻ trong một blog sau về chi tiết những gì có trong một báo giá chụp hình và làm thế nào để khách hàng hiểu được mức giá đó.

2. Phân tích sản phẩm, lên ý tưởng và concept.

Chụp ảnh sản phẩm cũng cần có những yếu tố cơ bản như các thể loại ảnh khác như ánh sáng, bố cục, màu sắc, chất liệu,… Nhưng không giống như chụp hình với người mẫu, , việc giao tiếp một chiều là một bất lợi khi làm việc với sản phẩm. Để dựng được một set hình sản phẩm theo đúng concept thường mất rất nhiều thời gian, tùy thuộc vào độ phức tạp của concept.

Ảnh sản phẩm dùng cho quảng cáo có thể đơn giản chỉ chụp riêng với background màu hoặc được kết hợp với các yếu tố khác dựa vào concept như con người, bối cảnh, chất liệu,…

Để minh họa rõ ràng hơn, tôi xin chia sẻ về một dự án cá nhân mà tôi đã thử nghiệm gần đây với quy trình các bước từ đầu đến cuối.

Sản phẩm được sử dụng trong dự án này là một chai nước hoa đã qua sử dụng của thương hiệu The Body Shop.

minhatran visuals vietnam commercial photography blog chup hinh san pham the body shop product

Chai nước hoa này đã hết và rất cũ.

Vậy ý tưởng với chai nước hoa này là gì? Vì đây là một thử nghiệm cá nhân nên không có bất cứ 1 yêu cầu cụ thể nào để bám vào hay bị ràng buộc. Sau quá trình quan sát và phân tích sản phẩm, tôi đã chọn ngay chính hình ảnh diễn hoạ trên chính lọ nước hoa để phát triển ý tưởng.

minhatran visuals vietnam commercial photography blog chup hinh san pham the body shop concepts sketch

Từ đó, ba concepts đã được phác thảo như trên, dựa trên hình ảnh có trên lọ nước hoa và tạo hình trạng thái chai nước hoa khi được xịt.

Ý tưởng và concept đã hoàn thiện, bước tiếp theo là bắt tay vào dựng set chụp hình.

3. Chuẩn bị props và dựng set hình (Công đoạn tiền kỳ)

Đây là một công đoạn khó nhằn nhưng cũng rất thú vị. Công đoạn tiền kỳ đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng. Càng cẩn thận bao nhiêu càng giảm thiểu được rủi ro xảy ra trong quá trình chụp hình, cũng như hậu kỳ sau này.

Đầu tiên là chọn chất liệu: Chất liệu tôi chọn cho set design này là giấy bìa. Với tôi, giấy bìa đảm bảo được 2 yếu tố: sự cứng cáp và độ mềm mại nhất định.

Tiếp tới là lựa chọn tông màu. Tông màu chủ đạo là xanh biển, với những dải màu xanh đậm nhạt khác nhau tạo sự nhấn nhá về mặt thị giác.

minhatran visuals vietnam commercial photography blog chup hinh san pham the body shop props preparing

4. Quá trình chụp diễn ra như thế nào

Như đã đề cập phía trên, mỗi shoot hình có thể mất thời gian từ 1 – 2 tiếng, thậm chí là lâu hơn, tùy vào độ phức tạp của mỗi set..

Từ ý tưởng đến thực hiện là cả một vấn đề không chút dễ dàng. Dựng set chụp cần sự cẩn thận bao nhiêu thì công đoạn chụp hình cũng đòi hỏi sự cẩn trọng bấy nhiêu. Chỉ cần lơ là một chút là bạn có thể sẽ phải dựng lại nguyên cả set chụp của mình.

minhatran visuals vietnam commercial photography blog chup hinh san pham the body shop set design

“Thót tim” là 1 từ không ngoa mà cả nhóm cảm thấy trong quá trình dựng lên set chụp

Trong chụp hình sản phẩm, mỗi set chụp sẽ có một góc chụp cố định. Và để đảm bảo độ rõ ràng và sắc nét tới từng chi tiết của sản phẩm, tôi thường sử dụng nhiều nguồn sáng có cường độ khác nhau và kỹ thuật stacking (chụp sắc nét từng phần của sản phẩm) để ghép lại trong quá trình hậu kỳ.

Mỗi shoot hình sẽ được chụp nhiều tấm khác nhau và được đánh dấu chi tiết để dễ dàng hơn trong công đoạn hậu kỳ.

Nhưng làm thế nào để biến một sản phẩm cũ kỹ thành món đồ như mới?

Sau khi thử tìm cách để cho dung dịch lỏng vào chai nước hoa nhưng bất thành vì van xịt của nước hoa thường là van 1 chiều, chỉ xịt ra chứ không đổ lại được. Giải pháp được đưa ra là chụp riêng nước và ghép lại khi hậu kỳ.

minhatran visuals vietnam commercial photography blog chup hinh san pham the body shop element for post production glass water

Nước được chụp riêng lẻ và ghép lại trong công đoạn hậu kỳ

Công đoạn hậu kỳ

Nếu công đoạn tiền kỳ và chuẩn bị set chụp chiếm 60% sự thành công của buổi chụp thì công đoạn hậu kỳ quyết định 40% còn lại, tạo nên sự hoàn hảo, chỉn chu cho bức hình.

Có thể nói làm hậu kỳ hình ảnh cũng giống như làm ảo thuật vậy. Ta có thể dễ dàng cắt/ghép, căn chỉnh, thêm thắt những yếu tố mà ở công đoạn tiền kỳ không thể làm được. Như trong trường hợp này, một lọ nước hoa đã hết và cũ kỹ đã được biến thành một sản phẩm như mới.

Dĩ nhiên, các bước hậu kỳ cũng đòi hỏi một sự tỉ mỉ cực cao, cũng như kỹ năng tay nghề “biến hóa” của mỗi nhiếp ảnh gia mà có thể thổi hồn vào từng sản phẩm mà họ làm ra.

Và cuối cùng là kết quả:

minhatran visuals vietnam commercial photography blog chup hinh san pham the body shop perfume spray final image

minhatran visuals vietnam commercial photography blog chup hinh san pham the body shop blue lotus final image

minhatran visuals vietnam commercial photography blog chup hinh san pham the body shop fijian design concept final image

Hi vọng vài chia sẻ từ bài viết này đã có thể giúp bạn hiểu hơn đôi nét về quy trình sản xuất hình ảnh trong chụp ảnh thương mại (commercial photography) hay chụp ảnh sản phẩm (product photography) ra sao; cũng như công sức dành cho mỗi shoot hình cần nhiều thế nào.